Tư Vấn Cách Lắp Bơm Tăng Áp Cho Hệ Thống Thái Dương Năng – Bình Năng Lượng Mặt Trời
Thông thường khi lựa chọn máy bơm tăng áp cho hệ thống nước nóng như thái dương năng, người dùng chỉ nghĩ đến việc lựa chọn chiếc máy bơm chịu được nhiệt độ cao, tuy nhiên không đơn giản vậy.
Maybom365.vn xin cùng chia sẻ với các bạn những nguyên tắc và cách lựa chọn thiết bị cho hệ thống bơm tăng áp cho bình thái dương năng như sau. Tư Vấn Cách Lắp Bơm Tăng Áp Cho Hệ Thống Thái Dương Năng
Lựa chọn, lắp bơm tăng áp cho hệ thống thái dương năng thế nào cho đúng?
Nếu như nhà bạn chỉ cần lắp 1 chiếc bơm tăng áp cho đường nóng hoặc đường lạnh thì việc lựa chọn máy bơm rất đơn giản, nhưng nếu lắp 2 bơm tăng áp song song cho đường nóng và đường lạnh riêng biệt, vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều, vì sao vậy?
- Khi sử dụng 2 bơm chạy song song, toàn bộ áp lực nước tại các đầu ra phụ thuộc vào hoạt động của máy bơm?
- Khi pha trộn 2 dòng nước nóng và nước lạnh để sử dụng, 2 máy bơm cùng hoạt động và cùng bơm nước vào 2 đầu vào của vòi, sau khi pha trộn ở trong vòi nước sẽ chảy ra ngoài đầu vòi?
Vấn đề ở đây xảy ra khi pha trộn:
- Nếu trong cùng 1 thời điểm bạn mở nhiều vòi nóng và lạnh, 2 máy bơm cùng chạy ổn định thì không có chuyện gì xảy ra, bạn pha nước và sử dụng bình thường.
- Nếu bạn chỉ mở 1 vòi và bạn cần pha nước ấm để sử dụng, sẽ có 1 trong 2 máy bơm lúc bật, lúc tắt, và hiện tượng nước lúc nóng lúc lạnh không đều sẽ xảy ra:
Nguyên nhân của hiện tượng này mô tả như sau:
- Khi bạn mở vòi và pha nước, nếu bạn chỉnh bên lạnh nhiều hơn bên nóng, lúc này máy bơm tăng áp cho đường nước lạnh chạy liên tục, nhưng bơm tăng áp cho đường nước nóng chạy một lúc rồi ngắt, cứ liên tục như vậy ( do đường thoát nhỏ quá máy chạy vài giây thì áp lực trong đường ống đã đạt đến áp lực làm ngắt rơ le máy bơm, bơm ngắt nhưng vòi đang mở, nước vẫn chảy nhỏ ra nên sau khi mất áp lực bơm lại bật lại, cứ thế bơm bật – tắt – bật – tắt thành chu kỳ).
- Khi máy bơm tăng áp cho đường nước nóng bật tắt như vậy thì xảy ra hiện tượng nước pha ngoài đầu vòi lúc nóng ( khi máy bơm chạy) và lúc lạnh ( khi máy bơm ngắt) và bạn không thể sử dụng được.
- Hiện tượng ngược lại xảy ra đối với bơm tăng áp bên đường lạnh khi bạn mở đường lạnh nhỏ hơn đường nóng.
- Ngoài ra còn có thể có hiện tượng là cả 2 máy bơm cùng bật tắt liên tục ( nếu bạn chọn máy bơm công suất quá lớn so với hệ thống hiện tại khi sử dụng 1 vòi.
Vậy nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là gì?
Đó là do áp lực nước trong 2 đường ống nóng và lạnh khi pha nước không đều nhau và luôn bị thay đổi do hoạt động tắt-bật của máy bơm.
Giải pháp của chúng tôi:
+ Nếu bạn có điều kiện tài chính:
1. Bạn có thể mua 02 chiếc máy bơm tăng áp có biến tần và lắp vào hệ thống, bơm tăng áp có biến tần tự điều chỉnh tốc độ hoạt động theo nguyên tắc cân bằng áp lực trong đường ống, vì vậy dòng nước rất ổn định. Đây là phương pháp tốt nhất, tuy nhiên cũng là tốn kém nhất.
2. Lắp đặt 2 chiếc máy bơm tăng áp điện tử cùng 1 hãng, cùng công suất và máy phải chịu được nhiệt độ (Cách này hiện nay là tốt nhất vì chi phí hợp lý và chạy rất ổn định)
+ Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hơn, chúng tôi đưa ra giải pháp như sau:
1. Bạn lắp 02 máy bơm tăng áp ( loại bơm tăng áp cơ – đường nóng lắp bơm chịu được nhiệt độ cao), nên chọn 2 chiếc bơm cùng công suất và không quá mạnh hay quá yếu so với yêu cầu sử dụng.
2. Lắp thêm 02 chiếc bình áp cỡ lớn ( bình thường trong gia đình chỉ cần loại 24 lít là được). 2 chiếc bình áp này hoạt động theo nguyên lý như sau:
- Cấu tạo bình áp bên ngoài là lớp vỏ kim loại, bên trong là một quả bóng cao su được bơm đầy hơi vào như bơm lốp xe. Khi máy bơm hoạt động sẽ đẩy nước vào trong bình áp, nén quả bóng lại, khi mở vòi nước trong đường ống và bình áp thoát ra thì quả bóng cũng giãn nở ra.
- Khi máy bơm tăng áp hoạt động không đều nếu ta lắp bình áp vào hệ thống máy bơm sẽ hoạt động đều hơn như sau:
Khi máy bơm chạy, một phần nước sẽ được đưa vào đầy phần trống trong bình áp, ép quả bóng lại và còn lại ra đầu vòi, khi áp lực trong ống và bình áp đạt đến 2kg/cm2 máy bơm sẽ ngắt ( nếu ta điều chỉnh rơ le ở mức ngắt 2kg/cm2). Khi bơm ngắt nước tiếp tục chảy ra đầu vòi, dòng nước lúc này chảy từ bình áp ra và quả bóng hơi nở dần ra, áp lực trong ống và bình áp giảm dần xuống cho đến khi hạ xuống áp lực 1,5 kg/cm2 (áp lực đóng của rơ le là 1,5kg/cm2), lúc này máy bơm lại chạy lại. Chu trình bật tắt của máy bơm lúc này giãn ra và chậm hơn rất nhiều so với khi không có bình áp, và trong đường ống lúc này luôn duy trì mức áp lực từ 1,5 đến 2kg/cm2, dòng nước nhờ thế luôn được pha trộn ở mức tương đối ổn định cho bạn sử dụng.
- Với hệ thống này, bình áp kích thước càng lớn thì độ ổn định càng cao.
- Với phương án này, nếu sử dụng trong ngôi nhà với số lượng phòng tắm khoảng 3-4 phòng thì khách hàng cần phải đầu tư là: 2 máy bơm tăng áp + 2 bình áp dung tích tối thiểu 24 lít. Giá cho bộ sản phẩm này giao động trong khoảng 8 triệu đồng và tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và giá bán của từng khu vực, từng đại lý.
Maybom365.vn Khuyến cáo
- Bơm tăng áp sử dụng nên dùng là loại bơm tăng áp cơ
- Bơm tăng áp và bình áp ở đường nước nóng thì sử dụng loại có thể chịu nhiệt độ tới 80 độ C.
Trong một số trường hợp, khi khách hàng không lắp bình áp lớn mà chỉ lắp 2 chiếc bơm tăng áp cơ có bình áp nhỏ tích hợp sẵn cho hệ thống này, để khắc phục hiện tượng đóng ngắt không đồng đều thì giải pháp tình huống hay được sử dụng là vặn tăng áp lực đóng ngắt của rơ le lên cao hết cỡ, ở mức này gần như cứ khi nào mở vòi là máy bơm sẽ chạy liên tục dù mở nhỏ hay lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng cách này thì toàn bộ hệ thống nước như đường ống, các loại van vòi, bình nóng lạnh dùng điện bên dưới…sẽ phải chịu một áp lực rất lớn và liên tục, khá nhiều trường hợp bục đường ống, hỏng van vòi và đặc biệt là bục bình nóng lạnh dùng điện bên dưới đã xảy ra.
NẾU BẠN CHUẨN BỊ LẮP BƠM TĂNG ÁP CHO HỆ THỐNG THÁI DƯƠNG NĂNG, xin liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ các kỹ sư hàng đầu ngành nước hiện nay . Hotline : 0972 445 885 – 0914 486 116
23/02/2017 Nguyễn Văn Tâm